LeVanLoi miscellaneous articles

  1. Trang chủ
  2. Lưu
  3. Thẻ
  4. Hỏi - Đáp

 
 
LeVanLoi'log, ⌚ 2024-06-02
***
BANG ONSEN
Tác giả: Lê Văn Lợi
Kể về trải nghiệm sục/tắm nước khoáng nóng tại Bang Onsen ở xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

♨♨♨

Báo cáo với cả nhà trên Metaverse, hôm nay xin được lược kể vể trải nghiệm sục/tắm nước khoáng nóng tại Bang Onsen ở xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

[(✪)Cả nhà cứ để nguyên từ “Bang Onsen” nhé (Onsen đọc là on-xần 😊). Mình sẽ giải thích sau vì sao phải dùng cụm từ này chứ không nên dùng các cụm từ khác.]

Thông tin tham khảo trên fanpage (Facebook):

https://www.facebook.com/bangonsensparesort

Hoặc

https://phongnhaexplorer.com/thong-tin-du-lich-quang-binh/suoi-bang-quang-binh-diem-den-ly-tuong-de-nghi-duong-va-chua-benh.html

Bang Onsen cách thành phố Đồng Hới khoảng 60 km về phía Tây Nam (đi ô tô mất khoảng 1 tiếng đồng hồ). Đối với dân yêu thích công nghệ mình xin phép cấp GPS: 17° 5' 0.85" N, 106° 45' 20.43" E. Bạn chỉ việc mở Google Maps ra và “paste” tọa độ đó vào ô tìm kiếm (search) là sẽ biết Bang Onsen nằm ở đâu trên bản đồ trong nháy mắt.

Nói băng ngang sang chuyện xưa một tẹo. Mình quê ở Lệ Thủy (Quảng Bình). Hồi nhỏ mình biết đến Bang với cái tên là Bang Rợn. Mặc dù khoảng cách từ xã mình (xã Xuân Thủy) lên Bang chưa đầy 20 km nhưng cái tên “Bang Rợn” nghe vừa xa xôi vừa có phần sợ hãi.

Sau này (những năm 1990 và 2000) thì mình nghe nói đến Bang với từ khóa là “Suối Bang” – suối nước nóng, suối nước khoáng chất. Mình về quê lần nào cũng cố đảo qua Bang để xem có gì thay đổi không. Mấy lần trước đến chỉ thử nhúng tay rồi thụt tay lại chỗ nước nóng, rồi trầm trồ rằng chỗ nước nóng nhất (105 độ C) có thể luộc chín trứng gà. Cũng chỉ là cái tò mò, và vì mình quê ở Lệ Thủy nên có phần mong mỏi có một đơn vị hay doanh nghiệp nào làm một cái gì đó để tận dụng cái mà Mẹ Thiên nhiên đã ưu đãi cho Lệ Thủy.

Lần này về quê (tháng 5 năm 2024), được biết là Bang Onsen Spa & Resort đã chính thức được khai trương vào ngày 14 tháng 8 năm 2023. Đương nhiên là không thể bỏ qua cơ hội để trải nghiệm. Rất háo hức.

♨ Trải nghiệm tắm Bang Onsen 1

Sáng hôm đó, cả nhà mình bắt đầu đi từ Đồng Hới lúc khoảng 8h sáng. Đi theo đường quốc lộ 1A đến Quán Hàu rẽ phải (đường tỉnh lộ 4B) gặp đường HCM rẽ trái. Từ điểm rẽ đó cứ đi suốt xuôi về hướng Nam đến điểm gặp đường tỉnh lộ 16 thì đọc bảng chỉ đường rẽ phải vào Suối Bang. Từ điểm rẽ này đi tiếp khoảng 8, 9 km là đến nơi.

Ấn tượng rõ nét nhất là Bang Onsen có kiến trúc và phong cách đặc sệt … Nhật Bản. Từ ngoại thất, đến nội thất, rồi cả tranh treo tường đều rất Nhật. Chi tiết này mình xin đề cập đến sau nhé (**). Bây giờ mời cả nhà cùng mua vé vào cửa 😊.

Tuy kiến trúc mô phỏng Nhật Bản thời phục hưng nhưng dịch vụ thì hoàn toàn hiện đại. Vé vào cửa được điện tử hóa bằng QR-CODE. Sau khi có vé, mỗi khách được phát một chìa khóa điện tử tương ứng với một mã số. Chìa khóa là một vòng đeo tay không thấm nước, dùng để đóng/mở tủ đựng đồ tư trang.

Onsen 1 là tắm nude cả nhà nhé, nam riêng nữ riêng. Chúng ta không phải mang theo quần áo tắm. Tuy nói là nude nhưng mỗi khách được phát một quần giấy than đen (không thấm nước) để mặc. Ngoài ra, khách được phát một bộ áo choàng tắm (áo lụa mỏng mềm) để mặc khi di chuyển giữa các địa điểm không nằm trong khu các bồn tắm.

Tại sao tắm nude? Đây là theo truyền thống của người Nhật, từ hơn nghìn năm rồi. Theo nghi thức của họ, nước từ suối khoáng nóng là nước tinh khiết mà trời đất đã ban tặng nên người tắm phải gội rửa sạch sẽ trước khi ngâm người vào dòng nước “linh thiêng” đó. Và khi ngâm người vào bể tắm, vào “suối khoáng” thì con người lột bỏ mọi “bụi trần”, gạt bỏ mọi “nỗi lo âu”, quên đi hết thảy “stress” ngoài kia và hòa quyện thân thể, kể cả tâm hồn, vào suối khoáng để “chữa lành” (healing), đạt đến trạng thái “an khang viên mãn” (well-being).

Quay trở lại với các bể tắm của Bang Onsen 1. Có 2 loại bể tắm: trong nhà và ngoài trời. Nói là trong nhà nhưng cửa che là cửa kính nên cảm giác vẫn như ở ngoài trời.

Có khoảng 7 hay 8 gì đó bể tắm trong nhà, mình không nhớ lắm. Tất cả các bể tắm đều có sục điện (một sự pha hợp giữa cổ truyền với hiện đại 😊). Nước ở các bể có độ nóng tăng dần nhưng xấp xỉ 40 độ C. Sục người trong mỗi bể khoảng 5-7 phút thì cũng đã hết cả tiếng đồng hồ.

Sau khi dạo hết một vòng các bể trong nhà, mình đi ra các bể ngoài trời. Hôm đó thời tiết đầu hè nên không có sự khác biệt đáng kể giữa bể trong nhà và bể ngoài trời. Nếu là mùa đông thì chắc sẽ có sự khác biệt rõ rệt.

Môi trường xung quanh cực kỳ tĩnh lặng nên cảm giác thật sự thư giãn. Các bạn hướng dẫn viên chỉ xuất hiện mấy phút đầu tiên (trong nhà), sau đó các bạn ấy rút lui để lại một không gian riêng cho khách. Nghĩa là khách tắm có cảm giác chỉ có mình với thiên nhiên, ngoài ra không có ai khác. Sục người vào bể, thả lỏng toàn thân để cho áp lực vòi nước massage cơ thể, đầu óc không nghĩ ngợi gì, không phân tâm, giữ trạng thái tâm thiền.

Sau khi “dạo qua” một vòng các bể tắm trong nhà mình đi ra khu bể ngoài trời, đi bộ khoan thai hít hà không khí và thư giãn.

Chưa hết đâu nha! Sau phần “tắm” là đến các phòng xông hơi nóng, xông hơi lạnh, phòng đá muối, … Phần cuối cùng: cả nhà mình đến phòng nghe nhạc tần số thấp. Phòng này mỗi người ngả lưng trên một tấm đệm có gối bằng chất liệu gỗ, nằm ngửa có thể ngả đầu thấp hơn cổ và nghe nhạc.  Theo “đoán mò” của mình thì hôm đó người ta cho nghe sóng nhạc Delta có dải tần số thấp hơn 4Hz (dải tần số thấp nhất). Được biết, về mặt lý thuyết, loại nhạc này giúp bạn có giấc ngủ sâu, từ đó não tiết các hormon giúp cân bằng hoạt động sinh học của cơ thể, như điều hoà nhịp tim, tiêu hóa, hơi thở … Mình cũng chợp mắt được mươi mười lăm phút gì đó.

Có một điểm khá thú vị, có phần hơi ngạc nhiên, đó là: cả nhà mình được khuyến cáo là không tắm gội sau khi đã tắm nước khoáng chất, nhằm để lưu giữ khoáng chất trên người! Tất nhiên, cả nhà mình tuân thủ theo khuyến cáo này, chỉ việc thay đồ và ra sảnh.

Lúc ra sảnh đã gần trưa nên cả nhà háo hức đi thưởng thức bữa trưa theo set menu Nhật Bản (xem ảnh 6). Mỗi người có một khay gỗ riêng, thức ăn được bày trong các bát, đĩa sứ màu thẫm xanh đen với họa tiết mô phỏng bong bóng nước khoáng suối màu trắng đục. Cách bày biện tuy rất đơn giản nhưng tinh tế:

  • Ba miếng sashimi được đặt trên một đĩa hình bầu dục gồm cá ngừ đỏ, cá hồi, và một loại sashimi khác, khi hỏi các bạn tiếp viên thì được biết đó là trứng cá ép.
  • Salad được bày trong một đĩa hình lá, gồm rau xanh, cà rốt, … phủ sốt đặc trưng của Nhật.
  • Miếng thịt heo chiên xù (món tonkatsu) được cắt thành từng miếng vừa ăn đặt trong đĩa hình bát giác tròn cạnh.
  • Một bát cơm trắng.
  • Bát súp nhỏ (hình như tên là súp miso), có hành lá, một ít rong biển, đậu phụ bên trong (cái này là mình đoán mò không biết có đúng không do khẩu vị của mình thuộc loại kém).
  • Tráng miệng là một đĩa nhỏ gồm 3 miếng trái cây.
  • Đồ uống là một tách trà xanh.
  • Đũa và thìa được đặt trên một gạc nhỏ bên cạnh một đĩa nhỏ để đựng nước chấm.

Set menu này là một bữa ăn truyền thống của Nhật Bản, mang lại sự cân bằng dinh dưỡng với các thành phần tươi ngon và cách bày biện bắt mắt.

Đương nhiên là cả nhà mình ăn một cách ngấu nghiến ngon lành! 😊

Sau khi dùng bữa trưa xong, nhà mình lang thang chụp ảnh tường trang trí trong khu tiếp tân và khu nhà hàng. Nếu ai tò mò và có đủ kiên nhẫn đọc lời bình về loại tranh trang trí ở đây thì tham khảo thêm Ảnh 2, Ảnh 3, Ảnh 8, Ảnh 9 và Ảnh 10. Có thể nhận thấy một đặc điểm chung là tranh được vẽ theo phong cách Ukiyo-e (tiếng Nhật: 浮うき世よ絵え,tạm dịch sang tiếng Việt là ‘Phù thế hội’) - một trường phái hội họa phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ 17 tới thế kỷ 19 tại Nhật Bản. Có một số yếu tố thường xuất hiện trong tranh trang trí ở đây:

  • Núi Phú Sĩ (biểu tượng thiêng liêng của Nhật Bản),
  • Mặt trời mọc (quốc kỳ của Nhật Bản),
  • Hoa anh đào (sakura),
  • Chiến binh Samurai,
  • Geisha / phụ nữ Nhật Bản trong bộ kimono truyền thống,
  • Chim hạc (tượng trưng cho sự trường thọ và may mắn),
  • Sóng (tượng trưng cho sức mạnh và vẻ đẹp của thiên nhiên),
  • Chiếc ô (tượng trưng cho hình ảnh lễ hội và cuộc sống thường nhật)

Sau khi nghỉ trưa, cả nhà mình ra khỏi Bang Onsen 1 để vừa đi dạo thăm cảnh quan xung quanh vừa chụp ảnh.

[(✪) Vì sao nên dùng cụm từ  “Bang Onsen” mà không nên dùng cụm từ khác? Lý do là bản thân từ nguyên Onsen (tiếng Nhật: 温泉おんせん nghĩa: suối ấm) là một “kiểu tắm suối khoáng nóng” truyền thống của Nhật Bản. Ở Nhật họ có hẳn một đạo luật về Onsen. Luật này quy định rằng nước suối nóng có khoáng phải có nhiệt độ ít nhất là 24 °C bắt nguồn từ độ sâu ít nhất 1,5 km và chứa một lượng khoáng chất nhất định như lưu huỳnh, natri, sắt hoặc magie. Ngoài ra, tắm Onsen cần tuân thủ một số “nghi thức” nhất định. Ví dụ, cần phải làm sạch cơ thể trước khi vào bồn tắm. Ở Nhật họ còn không cho người xăm hình xuống tắm vì họ quan niệm rằng người xăm hình đại diện cho băng nhóm tội phạm! Tất nhiên, quan niệm này đang dần thay đổi. Một số cơ sở chấp nhận khách tắm có hình xăm nhỏ hoặc khách tắm có cách che các hình xăm trước khi xuống tắm.]

Hôm đó trời không nóng lắm, lất phất mưa. Mình lang thang từ Bang Onsen 1 (Ảnh 1) đến cổng Bang Onsen 2 (Ảnh 11), Bang Onsen 3 (Ảnh 12), qua đồi cây xanh và thảm cỏ (Ảnh 14) rồi đến hồ nước nóng nhất mang tính biểu trưng của Bang (Ảnh 15).

Nhìn chung, mình cảm nhận đó là kiến trúc có tư duy thiết kế sinh học (biophilic design) với mục đích là làm cho Bang Onsen hài hòa với thiên nhiên quanh nó, cố gắng mô phỏng một không gian mang phong cách Nhật Bản, tạo ra một không gian vừa tiện nghi vừa tĩnh lặng, thích hợp cho việc thư giãn và nghỉ dưỡng.

Trên đường đi dạo, mình bắt gặp một vài gia đình trẻ: vợ chồng đứng tạo dáng để chụp hình còn các cháu nhỏ chạy nô đùa trên bãi cỏ. Quảng cảnh rất thanh bình.

Gia đình nhỏ của mình rời Bang Onsen để quay lại Đồng Hới vào khoảng 3h chiều. Có một cảm giác khá lạ lùng và thú vị là nhà mình cứ như vừa có một chuyến du lịch mấy tiếng đồng hồ đến một khu sinh thái bên Nhật Bản! (Tất nhiên đi du lịch như vậy thì chẳng cần xin visa hay mua vé máy bay 😊.) Thật đáng ngạc nhiên là giữa một mảnh đất nắng gió như quê mình mà lại có một khu nghỉ dưỡng cao cấp như vậy. Mình cũng biết rằng Bang Onsen chưa hoàn thiện, còn nhiều khu phức hợp phải xây thêm nhưng trong lòng vẫn cảm thấy ấm áp lâng lâng khó tả. Tắm Bang Onsen vào mùa đông hẳn sẽ thú vị hơn nữa!

♨♨♨

Phần ảnh tự chụp

Ảnh 1: Bang Onsen 1
***

Bình luận kiến trúc Bang Onsen Spa & Resort:

✰ ✰ ✰

Kiến trúc của tòa nhà Bang Onsen Spa & Resort kết hợp các yếu tố thiết kế hiện đại và Nhật Bản truyền thống, tạo nên một sự hài hòa giữa hai phong cách:

  1. Phong cách Hiện đại:
    • Đường nét sạch sẽ và gọn gàng: Các đường nét thẳng và bố cục hình học đơn giản là đặc điểm của kiến trúc hiện đại. Các cửa sổ lớn và hình thức thiết kế tổng thể gọn gàng tạo ra một cảm giác thanh lịch và tinh tế.
    • Màu sắc trung tính: Màu sắc chủ đạo là các tông màu trung tính như xám và trắng, mang lại cảm giác nhẹ nhàng và hiện đại.
    • Vật liệu xây dựng: Việc sử dụng vật liệu như kính và kim loại cho thấy sự ảnh hưởng của phong cách kiến trúc hiện đại, tập trung vào tính bền vững và chức năng.
  2. Phong cách Nhật Bản:
    • Vườn cảnh quan: Các yếu tố cảnh quan như cây cắt tỉa theo phong cách bonsai, đá và cây cối được bố trí cẩn thận tạo ra một không gian thiên nhiên hòa hợp, đặc trưng của vườn Nhật Bản.
    • Chi tiết kiến trúc: Một số chi tiết nhỏ như đèn lồng đá và cách bố trí các yếu tố cảnh quan mang đến sự yên bình và tĩnh lặng, đặc trưng của thiết kế Nhật Bản.
    • Tối giản và chức năng: Phong cách tối giản của Nhật Bản tập trung vào sự tinh giản và tính chức năng, được thể hiện qua việc bố trí các yếu tố trong khu vườn và các không gian mở.

Tổng thể, kiến trúc của Bang Onsen Spa & Resort là một sự kết hợp hài hòa giữa phong cách hiện đại và các yếu tố truyền thống Nhật Bản, tạo ra một không gian vừa tiện nghi vừa tĩnh lặng, lý tưởng cho việc thư giãn và nghỉ dưỡng.

Credit: ChatGPT

Ảnh 2: Tranh trang trí số 01 ở phòng tiếp tân được vẽ theo phong cách ukiyo-e của Nhật Bản.

***

Bình luận tranh:

✰ ✰ ✰

Bức tranh này là một ví dụ về tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ phong cách ukiyo-e của Nhật Bản. Ukiyo-e, có nghĩa là "tranh về thế giới phù du", là một thể loại nghệ thuật Nhật Bản phát triển rực rỡ từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Đặc trưng của phong cách này là việc sử dụng các bản khắc gỗ và tranh vẽ miêu tả nhiều chủ đề phong phú, bao gồm diễn viên kabuki, đô vật sumo, cảnh lịch sử và truyện dân gian, cảnh du lịch và phong cảnh, động thực vật, và tranh tình dục.

Bức tranh này có một số yếu tố biểu tượng của văn hóa truyền thống Nhật Bản:

  • Samurai trong bộ áo giáp truyền thống.
  • Geisha / phụ nữ Nhật Bản mặc kimono truyền thống.
  • Hoa anh đào (sakura), một biểu tượng nổi tiếng của Nhật Bản.
  • Một lâu đài Nhật Bản và một ngôi nhà truyền thống, có thể là đền thờ hoặc miếu.
  • Núi Phú Sĩ, biểu tượng thiêng liêng của Nhật Bản.
  • Bánh ngọt truyền thống Nhật Bản (dango).

Tác phẩm nghệ thuật kết hợp các yếu tố này gợi lên cảm giác hoài cổ về lịch sử và văn hóa, thường thấy trong phong cách ukiyo-e. Bố cục tổng thể và việc sử dụng màu sắc rực rỡ là đặc trưng của thể loại này.

Credit: ChatGPT

 

Ảnh 3: Tranh trang trí số 02 ở phòng tiếp tân được vẽ theo phong cách ukiyo-e của Nhật Bản.

***

Bình luận tranh:

✰ ✰ ✰

Bức tranh này là một bức tranh hiện đại lấy cảm hứng từ nghệ thuật ukiyo-e truyền thống của Nhật Bản, rất phổ biến trong thời kỳ Edo. Nó kết hợp một số yếu tố mang tính biểu tượng:

  • Núi Phú Sĩ: Yếu tố trung tâm là Núi Phú Sĩ, một biểu tượng thiêng liêng ở Nhật Bản, thường đại diện cho vẻ đẹp, sức mạnh và sự thanh bình. Việc miêu tả Núi Phú Sĩ với mặt trời đỏ phía trên cũng liên quan đến quốc kỳ Nhật Bản và bản sắc quốc gia.
  • Hoa anh đào: Cây hoa anh đào ở tiền cảnh là biểu tượng của sự thoáng qua của cuộc sống, vẻ đẹp và sự tái sinh, thường được tổ chức trong mùa hanami (ngắm hoa).
  • Geisha và Samurai: Những nhân vật mặc trang phục truyền thống như kimono và áo giáp samurai làm nổi bật các khía cạnh của văn hóa Nhật Bản. Geisha nổi tiếng với vẻ đẹp và các buổi biểu diễn văn hóa, trong khi samurai đại diện cho tầng lớp chiến binh lịch sử.
  • Trà và Sake: Người đàn ông cầm cốc sake và những người thưởng thức trà ở nền sau thể hiện các đồ uống truyền thống của Nhật Bản và các khía cạnh xã hội của việc uống trà và sake.
  • Cảnh quan và kiến trúc: Những ngôi nhà truyền thống và cảnh quan yên bình với nước và thuyền nhấn mạnh mối quan hệ hài hòa giữa thiên nhiên và nơi cư trú của con người trong văn hóa Nhật Bản.

Nhìn chung, tác phẩm nghệ thuật này tôn vinh các khía cạnh khác nhau của văn hóa và thẩm mỹ Nhật Bản, kết hợp các yếu tố lịch sử và truyền thống theo cách minh họa có phong cách. Đây là một loại bức tranh tường có thể được sử dụng để tạo ra một không gian văn hóa đắm chìm trong các địa điểm như nhà hàng, trung tâm văn hóa hoặc sảnh tiếp tân.

Credit: ChatGPT

 

 Ảnh 4: Ba & Con trai thư giãn ở sảnh tiếp tân.

 

Ảnh 5: Mẹ & Ba thư giãn ở sảnh tiếp tân

 

Ảnh 6: Set Menu Nhật cho bữa trưa tại nhà hàng Bang Onsen 1.

***

Cách bày biện tuy rất đơn giản nhưng tinh tế:

  • Ba miếng sashimi được đặt trên một đĩa hình bầu dục gồm cá ngừ đỏ, cá hồi, và một loại sashimi khác, khi hỏi các bạn tiếp viên thì được biết đó là trứng cá ép.
  • Salad được bày trong một đĩa hình lá, gồm rau xanh, cà rốt, … phủ sốt đặc trưng của Nhật.
  • Miếng thịt heo chiên xù (món tonkatsu) được cắt thành từng miếng vừa ăn đặt trong đĩa hình bát giác tròn cạnh.
  • Một bát cơm trắng
  • Bát súp nhỏ (hình như tên là súp Miso), có hành lá, một ít rong biển, đậu phụ bên trong (cái này là mình đoán mò không biết có đúng không do khẩu vị của mình thuộc loại kém).
  • Tráng miệng là một đĩa nhỏ gồm 3 miếng trái cây
  • Đồ uống là một tách trà xanh.
  • Đũa và thìa được đặt trên một gạc nhỏ bên cạnh một đĩa nhỏ để đựng nước chấm.

 

 

Ảnh 7: Mẹ & Con trai bữa trưa tại nhà hàng Bang Onsen 1.

 

Ảnh 8: Tranh trang trí  số 01 trong nhà hàng Bang Onsen 1.

***

Bình luận tranh:

✰ ✰ ✰

Bức tranh này là một ví dụ khác về nghệ thuật Nhật Bản, có thể được lấy cảm hứng từ các họa tiết và chủ đề truyền thống của Nhật Bản. Sau đây là một số yếu tố chính:

  • Chim hạc: Chim hạc được miêu tả đang bay, đây là một họa tiết phổ biến trong nghệ thuật Nhật Bản. Hạc tượng trưng cho sự trường thọ và may mắn. Chúng thường được liên kết với hòa bình và hạnh phúc.
  • Sóng: Những con sóng màu xanh cách điệu gợi nhớ đến phong cách nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản được sử dụng trong bản in ukiyo-e, đặc biệt là của họa sĩ nổi tiếng Hokusai. Sóng trong nghệ thuật Nhật Bản thường tượng trưng cho sức mạnh và vẻ đẹp của thiên nhiên.
  • Ô: Sự xuất hiện của những chiếc ô màu hồng tạo thêm nét tinh tế, truyền thống, thường thấy trong các hình ảnh lễ hội Nhật Bản hoặc cảnh sinh hoạt hàng ngày.

Sự kết hợp giữa chim hạc, sóng và ô, cùng với việc sử dụng màu sắc nhẹ nhàng và hình khối cách điệu, cho thấy bức tranh này được thiết kế để gợi lên cảm giác về mỹ học và văn hóa truyền thống Nhật Bản. Loại tác phẩm nghệ thuật này thường được sử dụng trong các bối cảnh trang trí, chẳng hạn như nhà hàng, khách sạn hoặc các không gian khác muốn tạo ra bầu không khí phản ánh di sản Nhật Bản.

Credit: ChatGPT

 

Ảnh 9: Tranh trang trí số 02 trong nhà hàng Bang Onsen 1.

***

Bình luận tranh:

✰ ✰ ✰

Bức tranh này sử dụng những yếu tố mang tính biểu tượng cao trong nghệ thuật và văn hóa Nhật Bản:

  • Núi Phú Sĩ: Hình ảnh trung tâm dường như là hình ảnh cách điệu của Núi Phú Sĩ, ngọn núi cao nhất và nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Núi Phú Sĩ là biểu tượng của niềm tự hào dân tộc và ý nghĩa tâm linh.
  • Mặt trời mọc: Mặt trời ở phía sau có thể tượng trưng cho mặt trời mọc, một biểu tượng quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Mặt trời đỏ cũng là một phần của quốc kỳ Nhật Bản và gắn liền với bản sắc của đất nước là "Xứ mặt trời mọc".
  • Sóng: Những con sóng màu xanh được cách điệu ở phía dưới hình ảnh là họa tiết thường thấy trong nghệ thuật Nhật Bản, tượng trưng cho sức mạnh và vẻ đẹp của biển. Kiểu cách điệu này gợi nhớ đến tác phẩm "Sóng thần ngoài khơi Kanagawa" nổi tiếng của Hokusai.
  • Ô: Chiếc ô màu hồng là một yếu tố truyền thống, thường xuất hiện trong các hình ảnh văn hóa, gợi lên sự liên kết với cuộc sống hàng ngày hoặc lễ hội.

Tác phẩm nghệ thuật này là một cách thể hiện đương đại của các chủ đề truyền thống Nhật Bản, sử dụng màu sắc táo bạo và hình khối đơn giản để tạo ra một hình ảnh ấn tượng. Bức tranh kết hợp các yếu tố thiên nhiên và biểu tượng văn hóa nhằm gợi lên vẻ đẹp tự nhiên và di sản của Nhật Bản. Loại hình ảnh này thường được sử dụng trong các bối cảnh trang trí để tạo ra bầu không khí phản ánh văn hóa Nhật Bản, chẳng hạn như nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm văn hóa.

Credit: ChatGPT

 

Ảnh 10: Tranh trang trí số 03 trong nhà hàng Bang Onsen 1.

***

Bình luận tranh bên trái:

✰ ✰ ✰

Bức tranh này là một tác phẩm nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản với một số biểu tượng văn hóa quan trọng:

  • Hạc: Hai con hạc đang bay là một yếu tố nổi bật. Hạc là biểu tượng truyền thống của sự trường thọ, may mắn và hòa bình trong văn hóa Nhật Bản. Chúng thường xuất hiện trong nghệ thuật và liên quan đến những ý nghĩa tốt lành.
  • Mặt trời mọc: Vòng tròn đỏ ở nền bức tranh tượng trưng cho mặt trời mọc, một biểu tượng quan trọng của Nhật Bản, phản ánh biệt danh của đất nước này là “Đất nước Mặt trời mọc.”
  • Tre: Cây tre xuất hiện trong vòng tròn đỏ là một biểu tượng quan trọng khác. Tre tượng trưng cho sức mạnh, sự kiên cường và linh hoạt do khả năng uốn cong mà không gãy.
  • Sóng: Những làn sóng ở phía dưới bức tranh được vẽ theo phong cách truyền thống của Nhật Bản, tương tự như những bức tranh ukiyo-e. Chúng tượng trưng cho sức mạnh và vẻ đẹp của biển.
  • Reiwa: Các ký tự ở trên cùng (“令和”) đọc là “Reiwa” là niên hiệu hiện tại của Nhật Bản, bắt đầu từ ngày 1 tháng 5 năm 2019. Reiwa có nghĩa là “Thời kỳ Lệnh Hòa”.
    [Thời kỳ Lệnh Hòa là niên hiệu của Nhật Bản bắt đầu từ ngày 1 tháng 5 năm 2019, ngày mà trưởng nam của Thượng hoàng Akihito là Hoàng thái tử Naruhito đăng cơ ngôi vị Thiên hoàng thứ 126. Thượng hoàng Akihito đã thoái vị vào ngày 30 tháng 4 năm 2019, đánh dấu kết thúc thời kỳ Bình Thành. Năm 2019 tương ứng với năm Bình Thành thứ 31 cho tới ngày 30 tháng 4, và năm Lệnh Hòa thứ nhất bắt đầu từ ngày 1 tháng 5 năm 2019.]

Bức tranh này kết hợp các yếu tố trên để tạo ra một tác phẩm phong phú về biểu tượng truyền thống và có ý nghĩa hiện đại, phản ánh cả di sản văn hóa và bản sắc đương đại. Những tác phẩm nghệ thuật như vậy thường được sử dụng trong trang trí để gợi lên cảm giác đẹp đẽ vĩnh cửu và niềm tự hào văn hóa.

***

Bình luận tranh bên phải:

✰ ✰ ✰

Bức tranh này là một sự kết hợp hiện đại của nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, bao gồm một số họa tiết cổ điển giàu biểu tượng văn hóa:

  • Hạc: Hai con hạc được vẽ trong hình là biểu tượng của sự trường thọ, may mắn và hòa bình trong văn hóa Nhật Bản. Chúng thường xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật truyền thống nhờ vẻ đẹp thanh nhã và ý nghĩa tích cực của chúng.
  • Hoa văn tròn: Các hình tròn trong nền chứa các hoa văn hoa và hình học tinh xảo, gợi nhớ đến các thiết kế truyền thống Nhật Bản thường thấy trên vải kimono và các nghệ thuật trang trí khác.
  • Bảng màu: Sự kết hợp của màu đỏ, xanh và vàng trong các hoa văn nổi bật lên một thẩm mỹ truyền thống Nhật Bản. Màu đỏ thường tượng trưng cho hạnh phúc và may mắn, màu xanh có thể đại diện cho sự yên bình và ổn định, và màu vàng thêm một chút sang trọng và thịnh vượng.
  • Bố cục: Bố cục dọc của các yếu tố, bao gồm các vòng tròn chồng lên nhau và những con hạc, tạo ra một cảm giác hài hòa và cân bằng, đây là một nguyên tắc quan trọng trong nghệ thuật và thiết kế Nhật Bản.

Tổng thể, bức tranh này kết hợp các chủ đề truyền thống của Nhật Bản với một thẩm mỹ hiện đại, khiến nó trở nên phù hợp để trang trí trong các không gian nhằm gợi lên văn hóa và sự thanh lịch của Nhật Bản. Loại tác phẩm nghệ thuật này thường được sử dụng để tăng cường không gian như nhà hàng, khách sạn và trung tâm văn hóa, tôn vinh vẻ đẹp và biểu tượng của nghệ thuật Nhật Bản.

Credit: ChatGPT

 

Ảnh 11: Cổng vào Bang Onsen 2.

***

Bình luận kiến trúc:

✰ ✰

Kiến trúc cổng trong bức ảnh này có vẻ là một ví dụ của kiến trúc truyền thống Nhật Bản. Một số đặc điểm nổi bật của kiến trúc này bao gồm:

  1. Mái ngói uốn cong: Mái nhà thường có hình dạng uốn cong đặc trưng, được lợp bằng ngói màu đen hoặc xám.
  2. Cổng Torii hoặc cổng vào kiểu truyền thống: Kiến trúc cổng này thường được thấy ở các đền thờ, chùa hoặc các khu vực tôn giáo ở Nhật Bản.
  3. Vật liệu tự nhiên: Gỗ và đá thường được sử dụng trong xây dựng, mang lại vẻ đẹp tự nhiên và sự bền vững.
  4. Thiết kế hòa quyện với thiên nhiên: Cảnh quan xung quanh thường được chăm chút kỹ lưỡng, với cây xanh, hoa lá và đá.

Những yếu tố này thể hiện một phong cách kiến trúc truyền thống của Nhật Bản, tập trung vào sự hòa hợp với thiên nhiên.

Credit: ChatGPT

 

Ảnh 12: Cổng vào Bang Onsen 3.

 

Ảnh 13: Trên đoạn đường từ Onsen 1 đến Onsen 2 và Onsen 3.

 

Ảnh 14: Đồi cây xanh và thảm cỏ liên kết các khu vực khác nhau của Bang Onsen.

 

 

Ảnh 15: Điểm hồ nước nóng nhất mang tính biểu trưng của Bang Onsen.

 

Ảnh 16: Bảng chỉ dẫn đến các khu phức hợp của Bang Onsen.